Chạm ngõ Quảng Ngãi trong không gian se sắt lạnh mưa xuân, Dù yên vị trong xe nhưng cả đám cứ hít hà vì sự shock nhiệt khiến ai nấy cứ rên ư ử như mèo con bị hen suyễn. Sau gần 1 giờ xe chạy, quang cảnh Núi Ấn- Sông Trà hiện ra trong tầm mắt khiến mọi người tỉnh ngủ hẳn do phải thức sớm ra phi trường từ 2h sáng.
Tiếp tục, xe bon bon về hướng về Nghĩa Phú, vùng đất được ghi vào sử sách với câu chuyện di tích Thành Hời cùng truyền thuyết kho vàng ẩn hiện khiến mọi người đều háo hức.
Với người dân Quảng Ngãi, địa danh Hòn Yàng ngày nay gần như đang bị giới trẻ quên dần vì đây chính là núi Phú Thọ. Nghe nói, cái tên Hòn Yàng là tên gọi của người Champa cổ từng lưu trú nơi đây khoảng thế kỷ đầu Công nguyên. Xa xưa, vùng đất này thuộc vương quốc Amaravati rực rỡ một thời kim cổ. Do phát âm có phần hơi lệch nên người Chăm gọi đây là hòn Yòn, có nghĩa là núi giấu vàng…, Chưa dừng ở đó, người Champa còn xây một thành lũy để bảo vệ kho tàng này với tên gọi là Thành Hời. Với mục đích giữ kho vàng không bị cướp phá hay trộm mất. Các pháp sư Champa đã cho xây “Mê Thạch Trận” trên đỉnh Phú Thọ Sơn khá rối rắm, đồng thời cũng thiết lập một ma trận âm binh nhằm trấn yểm, gìn giữ kho vàng với kỳ vọng sẽ bảo tồn tài sản Vương quốc đời đời bền vững.
Hung hiểm nhất trong lễ phong ấn chính là ngoài việc lập nghi thức cúng tế long trọng, pháp sư đã cho chôn sống các trinh nữ sau khi nhận được dấu hiệu đồng ý của thần.
Nghe nói, đã có hàng chục cô gái đồng trinh với độ tuổi từ 12 đến 16 được chôn trong kho vàng bí mật. Cứ mỗi một thiên can (tức 12 năm), Vàng Hời sẽ xuất hiện vào đêm 30 âm lịch tháng 10 với hình ảnh của các con vật như gà, vịt heo chó, chim cá bay phát sáng trong đêm để cứu giúp cho người dân nếu có duyên nhìn thấy.
Nhưng nếu muốn nhặt được vàng, người ta cầm theo vật dụng là cái quần của phụ nữ thường mặc lúc sanh đẻ mà bắt vàng, cách lấy vàng là người ta cầm cái quần này đập mạnh vào ma vàng Hời đang bay lập lòe, Vàng sẽ rớt xuống thành từng cục cỡ đầu ngón tay cái, ai nhặt được thì đem về giấu ẩn thì làm ăn sẽ phất lên, nhưng khi có lộc thì nhớ đội vật lễ trả ơn, ngày xưa thường là miếng thịt heo quay…, hoặc hoa Dâm bụt màu hồng, chùm bông Trang màu vàng, gạo, bánh Phu thê dừa vài cái,.. đặt trên tràng tre cùng nhang, cặp đèn cầy đỏ,.. nếu quên thì Thần giữ của sẽ trừng phạt đấy.
Hàng ngàn năm trôi qua, sự xoay vần của con người đã xóa nhòa những vết tích rực rỡ của triều đại Champa xưa với những phai phôi khiến mắt thường khó thể nhận ra rồi ần quên lãng.
Ngày nay, ta chỉ có thể leo lên đỉnh Phú Thọ Sơn, bồi hồi ngắm các khối đá “thi gan cùng tuế nguyệt”, chạm tay vào những nét khắc trên đá nay đã nhạt phai, ngước nhìn bầu trời trong xanh rồi nhắm mắt thả hồn bềnh bồng, để tâm trí trôi ngược về quá khứ, ước có thể nhìn thấy bóng dáng quân binh Amaravati tập trận, trong tiếng nhạc tế thần của các vũ nữ Champa đang thực hành nghi lễ chôn vàng đầy mê hoặc.
Nghe nói, sau khi Amarati thất thủ và thuộc về quân dân Đại Việt, vùng đất này trở nên hoang vắng vì ma quái từng xuất hiện, khiến dân chúng hoảng sợ phải bỏ đi nơi khác. Khoảng 300 năm trước, khu vực này chợt ấm áp hơn khi bước chân của những người Hoa tìm đến kinh doanh mua bán vì lúc đó Thương cảng Faifo tại Hội An vốn rất phát triển
Bằng con mắt chiêm tinh và am hiểu về địa lý phong thủy, các thầy địa lý Phúc Kiến nhận ra: Đây là vùng đất linh địa có núi đá sông sâu (Cổ Lũy, núi Thạch Sơn, – Chùa Hang), cạnh biển xanh cát trắng (trên một trục có 6 cửa biển: Sa Cần, Sa Kỳ, Cổ Lũy, Cửa Lỡ, Mỹ Á, Sa Huỳnh) , có đồng bằng có đường bộ (Cô Thôn, Bãi Dừa, ..), nên các thầy đã vẽ bản đồ, ghi lại cho con cháu tìm đến lưu cư lập ấp nếu có họa xảy ra.
Đến thời nhà Nguyễn cai trị, các cư dân Phúc Kiến chạy từ Trung quốc sang quê Việt để tránh các cuộc tàn sát do thời thế bước vào giai đoạn Phản Thanh phục Minh (chống sự cai trị người Mãn Châu, khôi phục giang sơn nhà Minh (1368-1662/1683-1912) ngày càng nhiều, Được Vua chấp thuận, nhiều tộc họ người Hoa như Ngô Gia, Hoàng Gia… đã tìm đến đất này làm chốn định cư. Họ gọi địa danh này là Hoàng Tọa, đổi tên Hòn Yàng thành Phú Thọ Sơn và lập ra Cổ lũy cô thôn để mọi người cùng nhau sinh sống.
Tuy nhiên, Sự kiện Vàng Hời xảy ra khiến cư dân hỗn loạn. mọi người tranh giành chém giết nhau để cướp vàng. Trước cảnh ấy, một thầy địa lý đã lập nghi thức cúng tế để trấn yểm vàng chui vào đất. Ngoài việc hô phong hoán vũ, lập đàn kính Tế thổ thần và Sơn thần. Kế tiếp, ông lấy kiếm ấn bằng thân dâu tằm trăm tuổi cắm vào một long mạch trên đỉnh núi. Rồi ông đốt kiếm cùng tấm sớ cúng tế để xin thần linh biến hòn Yàng trở thành khu đất gửi thân xác cho dân khi giã từ cõi thế,…., những người mất khi chôn tại đây sẽ trở thành âm linh của Núi thiêng, giữ vàng không bay ra nữa.
Đồng thời, Ông còn lập nghi thức tế Trời bái Địa cúng thần linh để cầu an. Từ đó đời sống người dân trở yên lành, sung túc. Dần dà, chính các gia tộc Hoa đã ghi chép và lưu lại truyền thuyết kho vàng Hời bằng các câu chuyện dân gian đầy huyền bí.
Vậy là từ một thành lũy oai hùng, Hòn Yàng ngày nay trở thành nơi an nghỉ của hàng ngàn ngôi mộ người dân Nghĩa Hòa, Nghĩa Phú Phú Thọ.
Vừa đi vừa nghe Trường Kha kể chuyện, chúng tôi đã đến khu vực “Thành phố buồn của Cô Thôn” dịp đầu xuân, không gian Hòn Yàng xem ra khá nhộn nhịp vì bao người nơi này có phong tục: ngày mùng 1 Tết Nguyên Đán là tất cả cháu con xa gần đều phải quy hướng hương khói thăm nôm mồ mã Ông Bà Gia Tiên, dân làng ra đông như trẩy hội lên khắp các đồng mã, nghĩa địa, lăng viên, nghĩa trang, thăm viếng chào kính tiền bối họ hàng thân tộc tại một thế giới khác là phước lành và tục lệ.
So với vẻ bình lặng, thoáng chút âm u của chuyến ghé thăm trước đó. Hôm nay được cuốc bộ trên con đường mòn để tới đỉnh núi Hòn Yàng, khung cảnh các ngôi mộ được bày biện hoa trái khiến không gian trở nên đẹp thiêng hẳn lên. Đâu đó có tiếng lao xao của thiện nam tín nữ trò chuyện, người người đông đúc đổ dồn về Hòn Yàng xum hội khiến không gian rộn rịp, bừng sáng theo ý nghĩa rất riêng khó diễn tả.
Men theo con đường mòn đến khu lăng mộ ông Ngô, một chút bồi hồi đọng trong tim khi tôi gửi lời khấn đến những hương linh đang nằm san sát nhau trên lối nhỏ quanh co rực sắc vàng của cát trong gió xuân se sắt
Thực ra, khi theo chân Kha thăm và chứng kiến những nghi lễ hiếu đạo mà em dành cho tổ tiên. Trên đường quay về Cổ Lũy Cô Thôn. Vui miệng, tôi hỏi thăm vài bạn trẻ địa phương về các điển tích của vùng đất được ghi chép và lưu truyền trong sử sách của 3 dân tộc Champa- Hoa – Việt.
Một chút hụt hẫng trong tim khi tôi nhận ra: truyền thuyết vàng Hời dường như đã phai dấu khá nhiều, chỉ còn lại trong hồi ức xa xăm của các bà cụ đang cẩn trọng cúng bái tại miếu bà Ngũ hành.
Với giới trẻ, dường như họ yêu nét văn hóa và phong cách sống hiện đại của thời thế hiện tại nhiều hơn, cảm nhận riêng tư tôi nghĩ các bạn thích kêu gọi giống như tài tử, minh tinh xứ khác, thích giao du sính ngoại.
Lẩn thẩn rồi chợt ngộ, gần 200 năm nay, xứ Quảng vẫn luôn là nơi hứng chịu nhiều bi thương từ chiến tranh cho đến cuồng phong bão lũ. Có lẽ, sự thăng trầm cuộc sống cùng chiến tranh liên mien, tất cả đã và đang xóa đi nhiều dấu xưa chuyện cũ, chưa kể trong vòng 30 năm trở lại đây, cư dân Cổ Lũy Cô Thôn đã rời xứ, tìm đường lập nghiệp trên các vùng miền quê Việt như Vũng tàu, Đà nẳng,… Chốn quê xưa chỉ còn lại người già và con trẻ.
Ngắm những con tàu đang nằm im lìm trong con sông nhỏ đổ vào biển Cửa Đại, càng nhói lòng hơn khi nghe cư dân địa phương kể: Lũ đã thay đổi dòng chảy khiến cát đổ về lấp cửa sông gây cạn trơ đáy làm tàu thuyền chẳng thể ra khơi, các “con bạn” – ý chỉ người lao động làm chung việc đánh bắt trên 1 thuyền, đã đi nơi khác làm ăn hoặc không còn muốn theo nghề. Ngoài ra, nạn hút cát lậu hoành hành cũng là tác nhân khiến dòng chảy thay đổi, cát trôi, nước sông cạn thành ao, biển Cổ Lũy nên thơ nay loang lổ bởi các dãi cát chắn và thành bê tông trở nên buồn hiu hắt.. nhiều ngư dân lâm cảnh khó khăn, phá sản vì tàu bè không thể ra khơi và mất nơi tránh bão, nguồn hải sản không còn cơ hội dồi dào vì môi sinh không được bảo vệ tự nhiên phù hợp.
Cổ lũy Cô Thôn – Phú Thọ có đặc sản lành ngon rất riêng địa phương nay cạn kiệt dần, nạn san lấp ruộng xanh lấy mặt bằng, xẻ núi san phẳng làm khu dân cư dần bê tông hóa khắp nơi đã khiến linh hồn thiên quang tự cảnh năm nao thành ký ức, người xa quê tìm về thăm ngơ ngác, Ôi!.trở lại Quảng ngãi ngồi nghe chuyện xưa tiếc hồi hộp!.
Theo Dương Thủy