Kinh tế Mỹ “khởi sắc” nhờ tiêm chủng vaccine Covid-19 và chính sách hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ

Sau cuộc họp vào chiều ngày 16/06/2021 (Giờ Washington DC), Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thông báo rằng, nhờ việc tiêm chủng vaccine COVID-19 đã làm giảm tác động của cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng và chính sách hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ Hoa Kỳ đã tác động tích cực đến nền kinh tế.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cam kết sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách để hỗ trợ mạnh mẽ cho nền kinh tế Hoa Kỳ phục hồi trong thời điểm đầy khó khăn này, thúc đẩy mục tiêu tối đa việc làm và ổn định giá cả.Hầu hết các cổ phiếu đều có xu hướng giảm giá sau cuộc họp của FED vào ngày 16/06/2021 (Nguồn: Finviz)

Tỷ lệ thất nghiệp hàng tháng ở Hoa Kỳ từ tháng 5 năm 2020 (13%) đến tháng 5 năm 2021 giảm xuống (5,5%) . (Nguồn: Statista)

Nhưng FED cũng thừa nhận, các ngành ảnh hưởng tiêu cực nhất do đại dịch COVID-19 dù có sự cải thiện nhưng ở mức còn khá yếu. FED dự báo lạm phát sẽ tăng lên mức 3% trong năm nay và sau đó sẽ giảm mạnh vào năm 2022. FED đặt mục tiêu đạt tỉ lệ lạm phát ở mức trung bình 2% trong những năm tới và sẽ duy trì lập trường chính sách tiền tệ có tính điều chỉnh cho đến khi đạt được kết quả này. Ngoài ra, FED sẽ tiếp tục tăng lượng nắm giữ chứng khoán kho bạc lên ít nhất 80 tỷ USD mỗi tháng và chứng khoán được bảo đảm bằng thế chấp thêm ít nhất 40 tỷ USD mỗi tháng, cùng với việc giữ lãi suất chuẩn được chốt gần bằng 0. Đây được xem là một trong những nỗ lực phối hợp để giữ cho thị trường tài chính ổn định và hỗ trợ nền kinh tế. Tuy nhiên, dự kiến FED sẽ có hai lần tăng suất vào năm 2023.

Trong khi đó, Báo cáo chỉ số giá tiêu dùng vào thứ 5 tuần trước từ Bộ Lao động Hoa Kỳ (www.bls.gov/cpi) cho thấy, chi phí sinh hoạt đã tăng trong tháng 5 khi chỉ số giá tiêu dùng cho tất cả người tiêu dùng thành thị tăng 5 % từ 05/2020 đến 05/2021; giá thực phẩm tăng 2,2%, trong khi giá năng lượng tăng lên đến 28,5%. Ngoài ra, giá tất cả các mặt hàng trừ lương thực và năng lượng tăng 3,8%, đây được xem như mức tăng lớn nhất trong 12 tháng kể từ 06/1992. Đồng thời, tỷ lệ thất nghiệp ở mức 5,5% trong tháng 05/2021, đây là tỉ lệ thất nghiệp thấp hơn mức 13% của tháng 05/2020 nhưng vẫn còn cao hơn mức 3,6% của tháng 05/2019 (trước đại dịch COVID-19) và rũi ro đối với triển vọng kinh tế vẫn còn rất lớn.

Phản ứng của thị trường chứng khoán Mỹ

Sau khi FED kết thúc cuộc họp và đưa ra thông cáo báo chí chính thức, lập tức các chỉ số hàng đầu của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ giảm hàng loạt. Cụ thể, Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones (DJIA) giảm 265,66 điểm (-0,77%) xuống còn 34.033,67 điểm; S&P 500 giảm 22,89 điểm (-0,54%) xuống còn 4.223,70 điểm; NASDAQ giảm 33,17 điểm (-0,24%) xuống còn 14.039,68 điểm, RUSSELL giảm 5,83 điểm (-0,23%) xuống còn 2.314,69 điểm. Ngược lại, chỉ số VIX tăng 1,13 điểm (+6,64%) lên 18,15 điểm, điều này có nghĩa là chỉ báo nỗi sợ hãi của nhà đầu từ tăng lên thì thị trường có xu hướng giảm. Hơn nữa, chỉ số lãi suất trái phiếu TNX (Treasury Yield 10 Years) tăng 0,0700 điểm (+4,67%) lên 1,5690 điểm, cũng có thể cho thấy rằng khả năng các cổ phiếu công nghệ sẽ giảm.

Hầu hết các cổ phiếu đều có xu hướng giảm giá sau cuộc họp của FED vào ngày 16/06/2021. (Nguồn: Finviz)Hầu hết các cổ phiếu đều có xu hướng giảm giá sau cuộc họp của FED vào ngày 16/06/2021. (Nguồn: Finviz)

Nhiều chuyên gia tại Hoa Kỳ cho rằng, nguyên nhân có sự sụt giảm của thị trường phố Wall hôm nay vì nhiều nhà đầu tư không thấy lạc quan về sự phục hồi của nền kinh tế, đặc biệt thông báo FED sẽ tăng lãi suất vào năm 2023 cũng tác động tiêu cực đến thị trường. Bởi khi có lãi suất cao hơn có nghĩa là chi phí vay sẽ cao hơn cho các công ty và tác động đến kế hoạch kinh doanh, lợi nhuận của công ty. Hơn nữa, Jerome Powell là chủ tịch FED cho biết rằng ngân hàng Trung ương sẽ tiếp tục theo dõi sự phục hồi kinh tế và sẽ có thêm những thông báo mới cho việc cắt giảm chương trình mua trái phiếu trong tương lai.

Tác giả: Tiến sĩ Nam Trần – Từ Hoa Kỳ

Nguồn: Tc Doanh nghiệp & Hội nhập