Ra mắt sàn thương mại điện tử “Make in Vietnam”

Nhằm khai thác hiệu quả Hiệp định EVFTA, chiều 26/3, Viện Khoa học Quản trị Doanh nghiệp và Kinh tế số Việt Nam (VIDEM) cùng Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số – Bộ Công Thương (IDEA) và Kim Nam Group cùng triển khai chương trình hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp khai thác EVFTA bằng nền tảng thương mại điện tử.

Tham dự lễ ký kết có Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng; Cục Trưởng Cục TMĐT và Kinh tế số – ông Đặng Hoàng Hải; Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam – TS Nguyễn Văn Thân; TS. Tô Hoài Nam – Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam; Viện trưởng Viện Khoa học Quản trị Doanh nghiệp và Kinh tế số Việt Nam – ông Nguyễn Kim Hùng cùng đại diện một số Bộ ngành; Hiệp hội DN các tỉnh Hòa Bình, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Bắc Giang, Tuyên Quang, Eurocham, Amcham,…

Đại diện ba bên VIDEM, IDEA và KIM NAM GROUP ký kết hợp tác

Đại diện ba bên VIDEM, IDEA và KIM NAM GROUP ký kết hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp khai thác EVFTA bằng nền tảng thương mại điện tử.

Phát biểu khai mạc chương trình, ông Đặng Hoàng Hải – Cục trưởng Cục TMĐT và Kinh tế số cho biết: Chương trình khai thác nền tảng thương mại điện tử nhằm mục đích kết nối cộng đồng doanh nghiệp Việt, đồng thời kết nối doanh nghiệp Việt với các đối tác thương mại quốc tế, đặc biệt là doanh nghiệp tham gia vào nền tảng thương mại toàn cầu…

Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng phát biểuThứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng phát biểu.

“Chúng tôi mong muốn đóng góp một nền tảng của người Việt nhằm khai thác hiệu quả hơn nữa EVFTA”, ông Hùng nhấn mạnh. Là một trong những đơn vị tham gia trực tiếp vào hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp khai thác EVFTA bằng nền tảng thương mại điện tử, ông Nguyễn Kim Hùng – Viện trưởng Viện Khoa học Quản trị Doanh nghiệp và Kinh tế số Việt Nam (VIDEM)  cho biết: Về cơ bản, sàn sinh để cho tất cả các thành phần kinh tế từ hộ kinh doanh, doanh nghiệp cho đến các tổ chức. Sàn chủ yếu tập trung vào kết nối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, để xuất khẩu hoặc giao dịch trơn tru giữa Việt Nam – EU thì cần phải tham gia vào các chương trình, các hiệp hội để đảm bảo các sản phẩm đó được đóng gói đúng tiêu chuẩn: mã, nhãn, truy xuất nguồn gốc, đảm bảo các yêu cầu từ EU, đặc biệt hơn nữa là ở giai đoạn hậu kỳ, tức là sau khi giao hàng phải tuân thu các quy định ở trên sàn. Chính vì những điều này mà Việt Nam rất cần một sàn thương mai “Make in Viet Nam” trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.

Phát biểu chỉ đạo tại chương trình, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng cho biết: Trong thời gian qua Chính phủ đã có những chương trình hành động mạnh mẽ, quyết liệt nhằm triển hiệu quả EVFTA, mang lại nhiều lợi ích cho người dân và cho doanh nghiệp. Điển hình như Thủ tướng Chính phủ đã ban hành kế hoạch thực thi Hiệp định EVFTA của Chính phủ; Bộ Công Thương đã được Chính phủ giao làm cơ quan đầu mối điều phối việc triển khai Hiệp định EVFTA, đã kiến nghị và triển khai một số nhóm giải pháp như công tác tuyên truyền, phổ biến về hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và Hiệp định EVFTA nói riêng; xóa bỏ những rào cản đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc đẩy mạnh hơn nữa công tác cải cách hành chính, ban hành chính sách với phương châm tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, minh bạch và bảo đảm công bằng, không có sự phân biêt đối xử giữa các thành phần kinh tế;…

TS Nguyễn Văn Thân- Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đánh giá rất cao chương trình hợp tác giữa các đơn vị để ra mắt sàn thương mại điện tử "Make in Vietnam".TS Nguyễn Văn Thân- Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đánh giá rất cao chương trình hợp tác giữa các đơn vị để ra mắt sàn thương mại điện tử “Make in Vietnam”.

Năm qua, sự tác động của đại dịch COVID đã thúc đẩy việc chuyển đổi số trong toàn xã hội, và trong tất cả các lĩnh vực. Thương mại điện tử Việt Nam năm 2020 tăng trưởng 18%, đạt quy mô hơn 11 tỷ USD, Người dân có thể mua sắm hầu hết mọi thứ mà không cần tới siêu thị. Vì vậy dựa trên những thành quả to lớn của công nghệ, chúng ta cũng hoàn toàn có thể xây dựng các giải pháp mang tính nền tảng, căn cơ, tạo ra những đột phá trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận các thị trường quốc tế, như thị trường EU… Gần đây chúng ta đều biết câu chuyện về Alibaba, hay Amazon mang đến cơ hội cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, hay thậm chí cả các hộ kinh doanh cá thể xuất khẩu sản phẩm do chính tay họ làm ra, điều mà trước đây họ chưa từng dám nghĩ tới trước đây.

Ông Nguyễn Kim Hùng - Viện trưởng Viện Khoa học Quản trị Doanh nghiệp và Kinh tế số Việt Nam phát biểu tại chương trình.Ông Nguyễn Kim Hùng – Viện trưởng Viện Khoa học Quản trị Doanh nghiệp và Kinh tế số Việt Nam phát biểu tại chương trình..

Thứ trưởng Bộ Công Thương kì vọng, chương trình hợp tác sẽ là bước đầu tiên trong lộ trình tạo ra những giải pháp mang tính nền tảng, căn cơ, lấy công nghệ làm cốt lỗi để hỗ trợ công động doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh cá thể nâng cao năng lực, tăng thêm những cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế, để tận dụng tối đa những cơ hội do hiệp định thương mại mang lại.

Thay mặt Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, TS, Nguyễn Văn Thân đánh giá rất cao tinh thần phối hợp nhanh chóng và có hiệu quả của Cục Thương mại Điện tử, Bộ Công Thương và Viện Khoa học quản trị Doanh nghiệp và Kinh tế số Việt Nam trong việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp nhằm thúc đẩy thực thi Hiệp định EVFTA mà chúng ta đã và đang đạt được những kết quả hết sức tích cực.

“Chúng ta đã thành công cho ra đời một sàn thương mại điện tử mang thương hiệu “Made by Vietnam”, tuy nhiên cũng cần phải lưu ý tới việc nuôi dưỡng và phát triển nó một cách bền vững và có chiến lược. Vì vậy, tôi đề nghị Viện Khoa học Quản trị Doanh nghiệp và Kinh tế số Việt Nam cần tập trung mọi nguồn lực để duy trì, phát triển hệ thống, con người, trang thiết bị, yếu tố bảo mật để không những tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam được đi ra quốc tế, mà còn phải bảo vệ họ khỏi những nguy cơ, thách thức tiềm tàng khi đưa sàn thương mại điện tử vào vận hành chính thức. Tôi cũng rất hy vọng lãnh đạo Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đồng hành, ủng hộ sát sao với sự phát triển của sàn thương mại điện tử Việt Nam – EU nói riêng và các sàn thương mại điện tử “Made by Vietnam” nói chung”, TS Nguyễn Văn Thân cho biết.

*Sàn thương mại điện tử doanh nghiệp Việt Nam-EU (Vefta) là đề án trọng điểm với quy mô quốc gia được thực hiện nhằm:

– Xây dựng sàn giao dịch giữa các doanh nghiệp (B2B Marketplace)

– Hiện thực hóa “tuyến đường cao tốc quy mô lớn” để kết nối doanh nghiệp Việt với các đối tác thương mại quốc tế, đặc biệt các đối tác đến từ châu Âu. Giúp các doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp EU, cũng như các đối tác quốc tế khác có thể dễ dàng kết nối và thực hiện các hoạt động thương mại.

– Sàn có khả năng đấu nối trực tiếp với các sàn TMĐT sẵn có của các tỉnh/thành phố, các ngành hàng.

– Xây dựng một cơ sở dữ liệu Quốc gia về hồ sơ năng lực, minh bạch hóa nguồn gốc xuất xứ thông tin sản phẩm dịch vụ của các doanh nghiệp Việt. Sàn đồng thời là cổng cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho cộng đồng doanh nghiệp Việt cũng như các đối tác quốc tế về các hiệp định thương mại, chính sách liên quan đến hoạt động thương mại Quốc tế.

– Xây dựng một hệ sinh thái số hoàn thiện thông qua các giải pháp số giúp cho doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kết nối, thương mại thuận tiện trên một nền tảng duy nhất (Thanh toán số, logistics, Hóa đơn điện tử, Chữ ký số,..)

Theo Tc doanh nghiệp & Hội nhập